Để doanh nghiệp phát triển toàn diện, văn hoá doanh nghiệp phải luôn được chú trọng xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp của mình. Trong bài viết dưới đây, San San sẽ giúp bài tìm hiểu điều đó, cùng tham khảo nhé!
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Tại sao phải xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp?
Văn hoá doanh nghiệp chi phối toàn bộ vận hành của công ty. Nếu không xây dựng văn hoá, công ty sẽ không có định hướng phát triển rõ ràng. Dưới đây là 4 lý do nên đầu tư xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp, cùng San tham khảo nhé!
- Thu hút nhân viên tiềm năng: Văn hóa công ty là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút nhân viên tiềm năng. Một văn hóa tích cực mang lại cho một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Các nhân viên tài năng sẽ sẵn sàng biến nơi làm việc của họ thành nhà, thay vì chỉ là bước đệm.
- Tạo động lực làm việc cho nhân viên: Văn hóa giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hoá cũng tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.
- Giảm xung đột trong doanh nghiệp: Văn hóa tích cực sẽ hạn chế tối căng thẳng tại nơi làm việc, là yếu tố gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp sẽ thống nhất lại cách hiểu vấn đề và định hướng hành động. Khi nhân viên đối mặt với xung đột thì văn hoá chính là thứ giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
- Dễ điều phối và kiểm soát: Văn hoá sẽ điều phối và kiểm soát các hành vi của nhân viên bằng các câu chuyện, chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa công ty giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
5 yếu tố chủ chốt tạo nên văn hoá cho doanh nghiệp
Phá bỏ giới hạn của bản thân không phải là chuyện một sớm, một chiều. Chúng đòi hỏi ta phải thay đổi từ những thứ nhỏ nhất, từ những hành động, thói quen hằng ngày. Vậy những thói quen tốt để phá bỏ rào cản là gì, cùng tìm hiểu nhé!
- Con người: Con người là yếu tố chủ chốt tạo nên văn hoá cho doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên sẽ là người đưa ra tầm nhìn và chia sẻ những giá trị cốt lõi. Nhân sự là đội ngũ quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp.
- Tầm nhìn: Một văn hoá văn minh luôn bắt đầu với một tầm nhìn bao quát. Từ tầm nhìn đó có thể nhìn rộng ra những mục tiêu xa hơn, chúng sẽ giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, việc vận hành sẽ trở nên suôn sẻ hơn.
- Thực tiễn: Các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng nếu chúng không đảm bảo thực tiễn của một doanh nghiệp. Cách vận hành công ty có vấn đề thì buộc công ty ấy phải khuyến khích nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Giá trị: Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Giá trị sẽ là thước đo, tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi để đạt được tầm nhìn của công ty. Chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp hiện đại.
- Môi trường làm việc: Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa thành công. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì việc xây dựng giá trị bản thân từ những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cũng là một yếu tố quan trọng.
Bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về văn hoá doanh nghiệp và các yếu tố chủ chốt tạo nên chúng. Từ đó giúp bạn có kế hoạch vận dụng vào thực tiễn công ty và ngày càng mở rộng mô hinh kinh doanh. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về phát triển bản thân và kinh doanh, bạn nhớ theo dõi các bài viết khác của San San nhé!